TTCT - Theo Bloomberg, đến nay đã có 33 ca tử vong sau tiêm vaccine phòng COVID-19 của Hãng Pfizer-BioNTech, loại vaccine duy nhất được cấp phép ở Na Uy. Điều này làm dấy lên lo ngại mức độ an toàn của việc tiêm vaccine. Bà Laura Areyuna, 79 tuổi, cư dân sống tại một nhà dưỡng lão tại Chile dược tiêm vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech ngày 18-1-2021. Ảnh: REUTERSKhông tiêm cho người từ 75 tuổiCơ quan Quản lý dược phẩm Na Uy cho biết: Tất cả các trường hợp tử vong đã và đang được đánh giá cẩn thận. Tuy nhiên, báo cáo cho thấy các ca tử vong đều liên quan đến người lớn tuổi. Sau khi tiêm, đa số các cụ gặp các tác dụng phụ đã được dự đoán trước của vaccine như chóng mặt, buồn nôn, sốt, phản ứng ngay tại chỗ tiêm. Một số trường hợp đã được khám nghiệm pháp y và các trường hợp khác đang được kiểm tra để tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả ban đầu cho thấy những tác dụng phụ từ vaccine có thể đã gây ra những phản ứng mạnh hơn ở họ. Sigurd Hortemo, trưởng bộ phận y khoa của Cơ quan Y tế Na Uy, cho biết các tác dụng phụ như sốt và buồn nôn sau khi tiêm vaccine Pfizer-BioNTech có thể đã góp phần gây ra cái chết của những người già đặc biệt yếu. Chính quyền Na Uy đã cảnh báo những người ở độ tuổi từ 75 trở lên có thể không có nhiều lợi ích khi tiêm vaccine. Cơ quan Quản lý dược phẩm Na Uy xác nhận: “Với những người tuổi cao, sức khỏe yếu, ngay cả những tác dụng phụ tương đối nhẹ cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Do đó, hiệu quả của vaccine có thể không đáng kể so với việc không tiêm với người từ 75 tuổi trở lên”.Mặc dù vaccine của Pfizer-BioNTech và cả vaccine của Hãng Moderna, đã được thử nghiệm trên hàng chục ngàn người, trong đó có những tình nguyện viên trên dưới 90 tuổi, nhưng độ tuổi trung bình của các tình nguyện viên trong các thử nghiệm lâm sàng là trên 50.Trong đợt tiêm chủng đầu tiên, phần lớn các nước đều ưu tiên cho người lớn tuổi, độ tuổi của họ đều cao hơn độ tuổi trung bình khi thử nghiệm.Sự việc này là một dấu hiệu cảnh báo sớm về những gì nên giám sát trong bối cảnh các nước chuẩn bị công bố báo cáo giám sát về an toàn đối với vaccine được triển khai ở nước họ. Cơ quan Y tế công cộng Na Uy đề nghị các bác sĩ đánh giá đầy đủ những rủi ro đối với những bệnh nhân có thời gian sống còn lại rất ngắn và thừa nhận không thể có vaccine hay loại thuốc điều trị nào mà rủi ro bằng không.Phản ứng dị ứngTheo Benoît Barbeau, nhà virus học người Canada: “Vaccine là cách đáng tin cậy nhất để chúng ta thoát khỏi đại dịch này. Không có cái gọi là rủi ro bằng không trong cuộc sống. Thực tế, những loại vaccine được lưu hành trên thị trường hiện nay có thể là những loại vaccine an toàn nhất từng được bào chế”.Emer Cooke, lãnh đạo Cơ quan Dược phẩm châu Âu, cho biết việc theo dõi tính an toàn của vaccine phòng COVID-19, đặc biệt là của những loại vaccine sử dụng công nghệ mới như mRNA, sẽ có thể là một trong những thách thức lớn nhất khi triển khai tiêm vaccine trên diện rộng. Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo về một số trường hợp có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, còn gọi là sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine COVID-19 với vaccine mRNA. Các trường hợp này phải được điều trị bằng epinephrine hoặc EpiPen (thuốc dùng điều trị sốc phản vệ) hoặc nhập viện. Các hộp vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNtech được bảo quản trong tủ lạnh âm sâu tại một địa điểm không được công bố ở Nicosia, thuộc Cyprus. Ảnh: REUTERSCơ quan này cảnh báo nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần nào trong vaccine mRNA COVID-19, người dân không nên tiêm loại vaccine mRNA đang được lưu hành và nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau mũi tiêm đầu thì không nên tiếp tục tiêm mũi tiêm sau.Kể cả các trường hợp có phản ứng dị ứng không nghiêm trọng trong vòng 4 giờ sau khi được tiêm vaccine như phát ban, sưng tấy và thở khò khè cũng được CDC khuyến cáo không nên sử dụng các loại vaccine mRNA COVID-19 hiện có trên thị trường và cũng không nên tiếp tục tiêm liều thứ hai.Hiện tượng tăng nặng bệnh lý phụ thuộc kháng thểTừng có nhiều vaccine mặc dù đạt được các tiêu chuẩn về an toàn và hiệu quả nhưng khi triển khai trên diện rộng thì thất bại, để lại những hậu quả cho các nạn nhân. Mới đây nhất và thất bại đau đớn nhất thuộc về loại vaccine phòng sốt xuất huyết dengue đầu tiên trên thế giới do Công ty Sanofi Pasteur phát triển là Dengvaxia.Trong bối cảnh chưa có loại thuốc đặc hiệu nào điều trị bệnh sốt xuất huyết dengue, Sanofi sở hữu loại vaccine đầu tiên trên thế giới chống lại căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn III của vaccine sốt xuất huyết dengue do Sanofi sản xuất ở Mỹ Latin cho thấy với lịch tiêm ba liều, số người bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và thiếu niên từ 9-16 tuổi giảm được 60,8%. Nguy cơ nhập viện vì sốt xuất huyết dengue giảm 80,3% và vaccine có thể cung cấp sự bảo vệ tốt hơn trong trường hợp đã phơi nhiễm với dengue.Các phân tích về độ an toàn (các phản ứng trong dự kiến, biến cố ngoài dự kiến và biến cố bất lợi nghiêm trọng) trong thời gian nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tương tự nhau giữa nhóm được tiêm vaccine và nhóm đối chứng.Một số nhà khoa học không liên quan đến thử nghiệm cảnh báo do đặc tính của virus sốt xuất huyết, lần nhiễm bệnh đầu tiên, bệnh nhân hiếm khi tử vong, nhưng từ lần thứ hai trở đi, với chủng huyết thanh khác, bệnh có thể nghiêm trọng hơn nhiều do hiện tượng tăng nặng bệnh lý phụ thuộc kháng thể (ADE), trong đó phản ứng miễn dịch với virus sẽ khuếch đại tác dụng của chủng huyết thanh thứ hai, làm bệnh nặng hơn.Một trong số các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo là Scott Halstead, chuyên gia về sốt xuất huyết đã nghỉ hưu của ĐH Uniformed Services ở Maryland (Mỹ): không nên tiêm Dengvaxia cho trẻ em chưa từng bị nhiễm sốt xuất huyết. Tuy nhiên, một hội đồng về vaccine của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết luận vào năm 2016 rằng Dengvaxia an toàn cho trẻ từ 9 tuổi trở lên.Tháng 4-2016, Chính phủ Philippines khởi động chương trình tiêm chủng trị giá 67 triệu USD với Dengvaxia cho học sinh tại các trường công. Khoảng 83.000 trẻ em đã được tiêm vaccine trong vòng 6 tháng, trước khi Sanofi thông báo vaccine chỉ được dùng cho người đã từng mắc sốt xuất huyết dengue. Sanofi cho biết các bằng chứng mới cho thấy những người chưa từng bị sốt xuất huyết có thể dễ bị bệnh nặng hơn nếu được tiêm vaccine. Đến tháng 9-2018, Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines Enrique Domingo xác nhận có 130 trẻ em đã chết sau khi tiêm vaccine ngừa sốt xuất huyết. 19 trẻ trong số đó mắc bệnh sốt xuất huyết, nghĩa là ADE có thể có vai trò làm bệnh sốt xuất huyết của các em nặng hơn.Rủi ro về ADE cũng xảy ra ở nhiều liệu pháp khác, như liệu pháp huyết tương trong điều trị bệnh nhân COVID-19.Bộ Y tế Philippines đã cấm việc bán và sử dụng vaccine Dengvaxia trên lãnh thổ nước này. Nhưng tại các nơi khác trên thế giới, Sanofi vẫn tiếp tục tìm cách xin cấp phép cho vaccine Dengvaxia để tiêm cho những người đã từng mắc bệnh.Tháng 12-2019, Ủy ban châu Âu đã cấp phép tiếp thị cho vaccine này cho những người từng bị nhiễm sốt xuất huyết denge từ 9-45 tuổi và sống ở các vùng lưu hành bệnh sốt xuất huyết. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng cấp phép cho loại vaccine này. 1. Các phụ huynh có con chết sau tiêm vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết dengue đòi công lý. Ảnh: GETTY IMAGE Tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếmTiêm vaccine là an toàn, các tác dụng phụ như đau tại chỗ tiêm hay sốt nhẹ thường nhỏ và tạm thời. Những tác dụng phụ nghiêm trọng có xảy ra nhưng rất hiếm. Bất kỳ loại vaccine nào được cấp phép đều được kiểm tra nghiêm ngặt qua nhiều giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trước khi được chấp thuận sử dụng và thường xuyên được đánh giá lại. Các nhà khoa học cũng liên tục theo dõi thông tin từ nhiều nguồn để tìm các dấu hiệu cho thấy vaccine có thể gây ra rủi ro cho sức khỏe.Theo WHO, lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn rất nhiều so với rủi ro. Vaccine huấn luyện và chuẩn bị cho hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra và chống lại virus và vi khuẩn xâm nhập. Do đó, nếu cơ thể chúng ta đã nhận biết được các mầm bệnh này, cơ thể sẽ sẵn sàng tiêu diệt chúng nhanh chóng, ngăn ngừa và không cho bệnh trở nặng. Khi được tiêm vaccine, nguy cơ nhiễm bệnh của người được tiêm vaccine giảm xuống, họ cũng ít có nguy cơ truyền virus hay vi khuẩn gây bệnh cho người khác. Càng có nhiều người trong cộng đồng được tiêm vaccine, càng ít có người có khả năng lây truyền mầm bệnh, nhờ đó, nguy cơ bị lây bệnh với những người có bệnh lý (như dị ứng) không thể tiêm vaccine giảm đi.WHO ủng hộ các nước đạt đến miễn dịch cộng đồng thông qua tiêm chủng diện rộng, không phải bằng cách để dịch bệnh lây lan tràn lan trong dân số, vì nó sẽ gây ra nhiều tổn thất về nhân mạng cũng như tăng số ca bệnh không cần thiết.■Hiện Na Uy đã hoàn thành tiêm chủng tại các nhà dưỡng lão. Tính đến ngày 18-1, đã có 48.000 người được tiêm vaccine phòng COVID-19. Báo cáo cho thấy tỉ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 1/1.000 trường hợp được tiêm vaccine. Camilla Stoltenberg, giám đốc Viện sức khỏe cộng đồng Na Uy, cho biết: Nếu không có tiêm chủng thì mỗi ngày, tại Na Uy có khoảng 45 người tử vong ở các nhà dưỡng lão. Do đó, tỉ lệ tử vong được báo cáo không vượt qua tỉ lệ tử vong trung bình. Rõ ràng COVID-19 nguy hiểm hơn nhiều với đa số các bệnh nhân hơn là vaccine. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Vaccine covid-19: cân đong nguy cơ Tiếp theo Tags: Na UyCOVID-19Vắc xin75 tuổiPhản ứng dị ứng
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ THEO WEBSITE ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 21/11/2024 Ngày 20-11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Quy định 'gỡ vướng' đất công xen kẹt sẽ cứu được hàng trăm dự án ÁI NHÂN 21/11/2024 Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM được phân công chủ trì xây dựng quy định giao, cho thuê đất công xen kẹt sẽ gỡ cho hàng trăm dự án vướng đất này.
Metro số 1 chạy chính thức ngày 22-12 CHÂU TUẤN 21/11/2024 Những công việc còn lại của dự án đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên (metro số 1) đang được các bên liên quan tập trung hoàn thiện. Dự kiến ngày 22-12, tuyến tàu điện này sẽ 'lăn bánh' chạy thương mại.
Phát hiện gần 150 bộ hài cốt giữa trung tâm Hà Nội khi cải tạo hệ thống thoát nước PHẠM TUẤN 21/11/2024 Trong quá trình cải tạo hệ thống thoát nước trên phố Tây Sơn (Đống Đa, Hà Nội), các công nhân đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt có độ sâu gần 1 mét so với mặt đường.