TTCT - Lâu lắm mới có một năm mưa tầm tã suốt từ sau mùa xuân tới giờ. Suốt từ năm 2000 đến nay, trời rất ít khi mưa lâu, sông, hồ đều ít nước. Tôi thường để thời gian lang thang theo các triền sông, từ đồng bằng tới biển, rồi lại từ đồng bằng ngược lên miền núi. Làng mạc của người Việt bám theo hai bờ các con sông, tập tục văn hóa cứ thế trượt theo đôi bờ, bên này và bên kia thường khác hẳn. Ví như trong các ngôi chùa làng dọc bờ bắc sông Hồng đoạn từ Bát Tràng xuôi đến Phố Hiến, nhiều tượng Phật được làm nguyên khối gỗ, hình thể rất dài. Đương nhiên lại có những ảnh hưởng qua lại từ hai vùng song song đối nhau qua bờ sông. Xưa kia giao thông đường bộ rất chậm chạp với những xe bò xe trâu, chuyên chở gì đều dùng thuyền, cầu qua sông lớn lại không bắc được nên văn hóa cô lập vào từng miền đất kéo dài, đến mức qua mỗi làng âm điệu tiếng Việt lại biến đổi. Phóng to Minh họa: Đỗ Trung Quân Từ Thái Nguyên con sông Cầu đổ về đồng Bắc bộ, trôi qua miền Kinh Bắc trở nên rất thong dong hiền hòa, mà người ta thường gọi là sông Cầu nước chảy lơ thơ. Tại quê hương quan họ, làng Diềm, làng Thổ Hà nó gặp sông Ngũ Huyện Khê, rồi cứ xuôi dần ra Phả Lại qua làng gốm Phù Lãng. Có thể nói con sông này làm nên văn hóa Kinh Bắc. Từ Thái Nguyên ngược lên Bắc Kạn, sông Cầu hẹp dần, qua thị xã Bắc Kạn, nó chỉ như con suối rộng, tuy nhiên vào mùa nước người ta có thể đi bè. Người thì bảo rằng sông Cầu có khởi nguồn từ hồ Ba Bể, người thì cho rằng thượng nguồn sông Cầu từ vùng Nậm Cắt, cách Bắc Kạn chừng 20km ngược vào rừng núi. Vùng này nước rất lạnh nên gọi là Nậm Cắt theo tiếng Tày, ở đây có những ghềnh thác và đá cuội rất lớn trải dài hàng cây số, phong cảnh rất ngoạn mục, hùng vĩ. Nhưng tất cả những gì thiên nhiên làm ra trong cuộc khai thiên lập địa hàng triệu năm, con người có thể phá đi trong vài chục năm. Từ thượng nguồn sông Cầu nước đã rất cạn, suối lớn đi bè nay người ta có thể lội qua, nước chưa đến đầu gối, thậm chí ôtô tải vẫn chạy dưới suối. Từ Thái Nguyên đến Kinh Bắc nhiều nhà máy, xí nghiệp, cư dân đổ nước thải ra sông khiến nó không thể trong xanh và lơ thơ nữa. Con sông Ngũ Huyện Khê nay là một dòng bùn đen đặc, những làng nên thơ ở huyện Yên Phong quanh sông Cầu và Ngũ Huyện Khê nay xơ xác và ô nhiễm vô cùng. Câu quan họ làng trở nên buồn man mác. Những cơn mưa năm nay báo hiệu một câu chuyện khác. Khí hậu đã thay đổi quy luật do Trái đất nóng lên, những cơn bão lớn hơn, nhiều hơn, cũng như sự khô hạn và lụt lội cũng liên lục hơn. Mỗi cơn mưa lớn vừa dứt, Hà Nội và Bắc Ninh ngày hè nóng lên đến 39 độ. Nước mưa cũng không có nhiều hồ ao như trước để đọng lại, nên dẫu có mưa nhiều mà vẫn thiếu nước canh tác. Tags: Tạp bútBắc KinhMưaTượng phậtPhố HiếnBát Tràn
Hoa đại, hoa sứ - Hoa của mâu thuẫn, hoa của ai? PHẠM PHONG (TỔNG HỢP VÀ LƯỢC DỊCH) 25/03/2023 2156 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 11-2023: "Thượng đỉnh Nga - Trung: Một liên minh mới đã định hình?" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 23/03/2023 1 từ
Hạ tầng sạc pin ô tô điện Việt Nam: Trạm sạc chưa nhiều, quy chuẩn chưa đủ CÔNG TRUNG 22/03/2023 1759 từ
Nổ đầu đạn ở Kon Tum: 2 người chết, 3 người đa chấn thương ĐÌNH CƯƠNG 26/03/2023 Chiều 26-3, bác sĩ Võ Văn Thiện, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, cho biết bệnh viện đã cứu sống 3 bệnh nhân trong tình trạng đa chấn thương. Nguyên nhân chấn thương, theo người nhà khai báo, là do nổ đầu đạn dẫn đến cháy nổ.
Ukraine lên án Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus HỒNG VÂN 26/03/2023 Ông Oleksiy Danilov, cố vấn về an ninh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho rằng kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus của Nga sẽ gây bất ổn cho chính Belarus.
Căn nhà 4 mặt tiền nằm giữa đường suốt 10 năm chưa giải tỏa được ở TP.HCM LÊ PHAN 26/03/2023 Năm nay sẽ di dời nhà 4 'mặt tiền' án ngữ giữa đường TP.HCM 10 năm
Kim tiêm dính máu vứt bỏ ở vỉa hè khu đô thị mới QUANG THẾ - DANH KHANG 26/03/2023 "Dù khu đô thị mới đã đông đúc cư dân hơn những năm trước nhưng chúng tôi vẫn thấy kim tiêm dính máu vứt la liệt trên vỉa hè. Có nhiều hôm người nghiện ma túy còn đi vào những biệt thự không có người ở để tiêm chích…", bà T. cho biết.