TTCT - Bài diễn văn kéo dài 15 phút trưa 17-12 có thể là một trong những thành tựu ngoại giao quan trọng nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama: bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn 50 năm gián đoạn. Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton, ứng viên tổng thống có tầm ảnh hưởng nhất của Đảng Dân chủ - Ảnh: Reuters Chấm dứt một trong những di sản cuối cùng của Chiến tranh lạnh, đó là điều mà cả 10 tổng thống Mỹ tiền nhiệm đều thất bại (xem thêm bài hồ sơ trang 24-25). Năm 2014 là năm kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục, chỉ số Dow Jones đạt ngưỡng kỷ lục mới (trên 17.000 điểm), thất nghiệp trở về mức trước khủng hoảng... Thế nhưng, cử tri Mỹ không ghi nhận những thành tựu này: phe Dân chủ của ông Obama chịu thất bại lịch sử trước phe Cộng hòa ở cuộc bầu cử giữa kỳ (từ thời Truman những năm 1950 tới giờ, phe Cộng hòa mới nắm nhiều ghế quốc hội tới vậy). Cùng lúc đó, hàng loạt cuộc khủng hoảng với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), khủng hoảng Nga - Ukraine, dịch Ebola hay căng thẳng ở biển Đông với sự nổi lên của Trung Quốc đang là những thách thức mới. Sau thất bại của cuộc bầu cử giữa kỳ mà kết quả còn chưa nguội, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 đã tăng tốc ngay từ đầu năm 2015. Với phe Cộng hòa, ba ứng viên sáng giá nhất lúc này đều là những nhân vật cũ: cựu thống đốc Florida Jeb Bush (người thứ ba trong gia đình Bush), thống đốc bang New Jersey Chris Christie và cựu ứng viên tổng thống Mitt Romney. Ở phe Dân chủ, ứng viên lớn nhất lúc này là bà Hillary Clinton, người từng rất thành công trong cương vị ngoại trưởng cũng như thượng nghị sĩ. Cựu thượng nghị sĩ Jim Webb, người từng chiến đấu tại VN, hay thượng nghị sĩ Elizabeth Warren bang Massachussetts được coi là những ứng viên có thể ra tranh cử, nhưng không ai thật sự có tầm ảnh hưởng và được cử tri biết nhiều như bà Clinton. Trong sáu năm cầm quyền của mình, ông Obama chưa thật sự thông qua được dự luật nào mà được phe Cộng hòa ủng hộ. Giờ khi mất cả lưỡng viện, ông Obama sẽ khó đẩy được dự luật gì và cách ông tránh né thường là thông qua các sắc lệnh. Dù vậy, thất bại của ông Obama có thể là lợi thế cho một mảng khác mà ông chưa có nhiều thành tựu là đối ngoại. Các hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đại Tây Dương (TTIP) có cơ hội đẩy nhanh sớm hơn. Đã có những phỏng đoán và hi vọng rằng TPP có thể được chốt vào nửa đầu năm 2015, khi Nhà Trắng có thể huy động vốn chính trị để đẩy thông qua TPP. Chính sách tái cân bằng sang châu Á bao gồm đối trọng với Trung Quốc cũng như việc giải quyết các khủng hoảng ở Ukraine, Trung Đông... sẽ được ưu tiên hơn sau nhiều năm bị chi phối bởi các vấn đề đối nội. Di sản thật sự về đối ngoại của ông Obama cuối cùng có thể là TPP cũng như chính sách tái cân bằng về châu Á. Tags: CubaKinh tế MỹChiến tranh lạnhNgoại giaoTổng thống Mỹ Barack ObamaCựu ngoại trưởng Hillary Clinton
Mở chiếc rương di cảo của sử gia Trần Trọng Kim VIỆT ANH (VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM) 02/07/2025 1990 từ
"Ba người vượt ngục Guyane": Để tin yêu - dù cuộc đời có những éo le lịch sử NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI 01/07/2025 2011 từ
Tỉ phú Elon Musk lập Đảng nước Mỹ TÚ ANH 06/07/2025 Tỉ phú công nghệ Elon Musk vừa viết trên nền tảng X rằng 'Đảng nước Mỹ đã được thành lập'.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với tổng thống Brazil CHINHPHU.VN 06/07/2025 Trưa 5-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm quan trọng với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva.
Tin tức thế giới 6-7: Lãnh tụ Iran tái xuất công khai; Chạy đua tìm kiếm 27 nữ sinh bị lũ cuốn ở Mỹ TRẦN PHƯƠNG 06/07/2025 Dự báo còn mưa lớn ở Texas sau khi lũ dâng đến 10m làm chết 43 người; EU hy vọng đạt thỏa thuận thuế với Mỹ trong cuối tuần này.
Tin tức sáng 6-7: Bảo hiểm thu gần 115.000 tỉ đồng; Mở rộng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam BÌNH KHÁNH 06/07/2025 Tin tức đáng chú ý: Ngành bảo hiểm thu phí gần 115.000 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm; Mở rộng điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam; Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam có tổng giám đốc mới...