TTCT - Lần sau nếu Quốc hội họp, có lẽ phải ra luật cấm một số nhân vật lên tiếng. Tranh: Lê Thiết Cương Lần sau nếu có người bạn nước ngoài nào phàn nàn với bạn rằng ở Việt Nam thú vật thường bị ngược đãi, thì bạn có thể tự tin trả lời họ rằng: Hiểu lầm thôi. Ở Việt Nam dự thảo Luật thú y còn được góp ý nhiều hơn cả Luật trẻ em.Chúng ta có nói ít không? Câu trả lời rất khó là không. Đôi năm trước, cả xã hội mạng ở Việt Nam sôi sục vì một cuốn sách du ký của một cô gái trẻ. Hàng chục nghìn người tham gia tranh biện xem cuốn sách ấy có bao nhiêu phần sự thật, thậm chí có người “nhân danh công lý” để “đấu tranh”. Tuần trước, lại xuất hiện cả vạn nhân vật khác, những người tự gọi mình là “các mẹ bỉm sữa”, đấu tranh đòi các công ty phải cắt hợp đồng với một cô người mẫu dính xìcăngđan. Các "mẹ" nhân danh thuần phong mỹ tục và phẩm giá người phụ nữ Việt Nam quyết loại trừ cô này khỏi đời sống truyền thông. Không ít những ví dụ như thế xuất hiện hằng ngày. Bất kỳ chủ đề gì cũng có thể thu hút hàng vạn người tham gia bàn luận, từ phát biểu của một người mẫu cho đến hành động kỳ quặc của một thanh niên vô danh.Cũng khó mà nói rằng những việc đó là không quan trọng. Có thể nhiều người cho rằng một quyển sách hay một cô ca sĩ có thể đầu độc trí tuệ và phẩm giá đám đông. Nhưng dù sao thì những tác động đó (nếu có) chỉ xuất phát từ các suy luận. Có những thứ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn, thậm chí là hàng triệu người, lại dễ dàng bị bỏ qua. Đấy là những chính sách. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các cơ quan phải lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành. Sẽ có người tặc lưỡi: “Lấy rồi có nghe đâu”. Nhưng vấn đề cốt lõi ở đây là có khi chẳng ai cho ý kiến, tức là cái giả thiết “Lấy rồi không nghe” cũng vẫn còn là một viễn cảnh tươi sáng bội phần hơn thực tại. Dự thảo Luật báo chí nằm trên website của Bộ Thông tin và truyền thông được gần hai tháng để chờ lấy ý kiến nhân dân. Chưa thấy có ý kiến nào. Tất nhiên là các báo đài vẫn đăng tin, vẫn phân tích, nhưng dường như đó là cuộc bàn luận nội bộ của (một bộ phận) báo chí. Chứ đối tượng hưởng thụ, chịu tác động chính ở đây là độc giả thì hình như không có nhu cầu lên tiếng. Ở trường hợp này không thể trách giới truyền thông. Dự thảo luật báo chí được đăng tin trên báo đài nhiều hơn là tin cô ca sĩ ở trên dính xìcăngđan, có cả những phân tích bất cập. Cũng không thể trách các mẹ bỉm sữa nếu họ quan tâm đến ca sĩ và phẩm giá phụ nữ hơn Luật báo chí. Nhưng xã hội đáng ra phải phong phú và đa dạng hơn là chỉ có “các mẹ” lên tiếng. Hãy nhìn trang dự thảo online của Quốc hội. Bộ luật tố tụng hình sự và Bộ luật dân sự được quan tâm nhất, lần lượt có 21 và 17 ý kiến đóng góp từ người dân. Luật tổ chức chính quyền địa phương nhận được 9 ý kiến. Sau đó đến Luật thú y với 4 ý kiến. Sức khỏe gia súc, gia cầm và thú nuôi có vẻ tương đối quan trọng. Nhưng xếp sau thú y là Luật trẻ em với 2 ý kiến. Mà đáng ngại là dự thảo Luật trẻ em đã được đưa ra từ năm 2012 đến nay, còn Luật thú y mới được đưa lên từ ngày 25-5. Chúng ta nói không ít. Cũng không phải là quá thiếu thông tin, các dự luật trước khi đưa ra vẫn được đăng tin trên báo đài rất nhiều. Nhưng một cơ chế nào đó đã hút cái kim chỉ nam của la bàn về hướng những tin tức thị phi.Lần sau nếu Quốc hội họp, có lẽ phải ra luật cấm một số nhân vật lên tiếng bao gồm một vài ca sĩ, người mẫu, diễn viên. Họ cứ lên tiếng hoặc thậm chí lầm lũi đi ăn với tình nhân mà không chịu lên tiếng là cả mấy vạn người chạy theo, không cần biết ngày mai có chính sách gì áp lên đầu mình hay con cái mình. Vấn đề bây giờ không phải là lỗi tại ai, cái gì đã tạo nên sự thờ ơ này. Mà vấn đề là chuyện này thay đổi rất dễ. Với công cụ tân tiến bây giờ, chính cái công cụ mà nhiều người đang dùng để nói về ca sĩ, người mẫu có thể tạo nên luồng ý kiến và tác động vào chính sách. Xã hội tất nhiên còn nhiều điều để lên tiếng, khẳng định đẳng cấp và phẩm giá người phụ nữ Việt Nam, để nói về những ước ao tốt đẹp cho trẻ em cần được luật hóa. Nếu có ai trách cứ rằng báo chí không đăng tải thì đây, duthaoonline.quochoi.vn là nơi đăng những dự thảo có thể sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta trong nay mai. Nói gì đi chứ? Tags: Dự thảo luậtGóp ý luậtLên tiếng
Phần Lan đóng toàn bộ biên giới với Nga NGỌC ĐỨC 28/11/2023 Phần Lan tuyên bố đóng mọi cửa khẩu với Nga trong hai tuần nhằm ngăn dòng người tị nạn sang quốc gia này.
Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn đệm đàn cho ca sĩ Nhật Bản hát bài của Thái thượng hoàng DUY LINH 28/11/2023 Như một minh chứng cho sự gắn kết về văn hóa và con người, NSND Đặng Thái Sơn đã đệm piano cho giọng ca tài năng của Nhật Bản hát bài "Âm hưởng lời ca" do Thái thượng hoàng và Hoàng thái hậu Nhật Bản sáng tác tối 28-11.
Kiểm soát viên 36 tuổi nói bán nhầm cổ phiếu vùng giá đỉnh vì... mắt kém BÌNH KHÁNH 28/11/2023 Một nữ kiểm soát viên sinh năm 1987 của Công ty cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An không công bố thông tin khi bán cổ phiếu vì… mắt kém.
Tài xế say rượu lao ô tô vào đám đông khiến 9 người tử vong 28/11/2023 Mới đây trang Newsflare đưa tin một tài xế say rượu lái chiếc xe bán tải lao vào đám đông khiến ít nhất 9 người tử vong. Sự việc xảy ra ở tỉnh Si Sa Ket, Thái Lan, vào ngày 25-11 (giờ địa phương).