TTCT - Khắp Mỹ Latin, cánh tả đang tiến bước, khi các ứng viên thiên tả lần lượt dành ghế tổng thống ở Peru, Honduras, và Chile, ngoài các chính quyền xã hội chủ nghĩa vốn đang cầm quyền rồi từ Mexico tới Argentina. Thoạt trông, tưởng như đây là sự lặp lại của lịch sử - cảm giác de javu về “làn sóng hồng” những năm 2000 với gương mặt tiêu biểu là cha đẻ của chủ nghĩa xã hội Venezuela, Hugo Chávez.Nhưng xem xét kỹ hơn, “làn sóng đỏ” mới ở Mỹ Latin không giống các thế hệ trước. So với những năm 2000 và trước đó, các nhà lãnh đạo thiên tả Mỹ Latin hiện ít đồng nhất hơn về hệ tư tưởng, và ôn hòa hơn trong biện pháp. Tân Tổng thống Honduras Xiomara Castro. Ảnh: Reuters Sự giống nhau nổi bật nhất có lẽ là họ đều nổi lên trong thời đại dịch, vốn đã giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế khu vực và khiến tỉ lệ nghèo đói cũng như bất bình đẳng xã hội tăng mạnh. Cảm giác bất an, tình trạng tham nhũng, và thất bại của lớp “chính trị gia - quý tộc - tài phiệt” cánh hữu là những điều đã khiến cử tri muốn có sự thay đổi.Những lãnh đạo cánh tả mới cũng không đóng khuôn trong màu ý thức hệ: Không nhà lãnh đạo nào lên án Hoa Kỳ là đế quốc hay quỷ dữ. Gabriel Boric, tổng thống đắc cử 35 tuổi của Chile, gọi những người tranh đấu với mình là “đồng chí” và thề sẽ biến Chile thành “mồ chôn của chủ nghĩa tân tự do”, nhưng ông cũng từ chối hệ thức cũ nhà nước làm hết kiểu Venezuela, Nicaragua và Cuba.Ông sẽ là tổng thống “thức tỉnh” (woke) đầu tiên của Mỹ Latin, một nhà lãnh đạo của thế hệ đại từ nhân xưng phi giới tính và Greta Thunberg. Ông muốn một nhà nước phúc lợi và công lý xã hội, nhưng cũng ưu tiên cho người thiểu số và bảo vệ môi trường. Ông nói tới việc bắt các tập đoàn tư nhân và người giàu phải đóng thuế nhiều hơn, nhưng không có kế hoạch quốc hữu hóa tài sản của họ.Hồi tháng 11, Honduras cũng đã bầu lên Xiomara Castro, một chính trị gia xã hội chủ nghĩa dân chủ và là nữ tổng thống đầu tiên của nước này, kết thúc 12 năm cầm quyền của Đảng Quốc gia bảo thủ. Bà Castro thay thế Tổng thống Juan Orlando Hernández, một người ngưỡng mộ D.Trump với nhiệm kỳ “để lại dấu ấn là sự vi phạm nhân quyền, những vụ hành quyết không qua xét xử, bê bối ăn cắp công quỹ, nghèo đói, và nạn buôn ma túy trong chính giới cầm quyền cấp cao”, theo tờ Los Angeles Times.Castro là vợ của cựu tổng thống Manuel “Mel” Zelaya, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2009 vì có quan hệ quá thân cận với Chávez. Bà đã cam kết sẽ mang tới thay đổi bằng cách viết lại một hiến pháp của tự do và công lý.Ở Peru, với khoảng cách sít sao, Pedro Castillo, một giáo viên theo chủ nghĩa Marx ít kinh nghiệm chính trị đắc cử tổng thống vào tháng 6. Chiến thắng này ấn tượng bởi lẽ Peru là một trong những xã hội được coi là bảo thủ nhất Nam Mỹ.Tuy nhiên, giành được chính quyền đã khó, giữ được sẽ càng khó hơn. Thế hệ lãnh đạo cánh tả Nam Mỹ hiện giờ đối mặt với nhiều khó khăn gay gắt: dịch bệnh, công quỹ cạn kiệt, và sự bất bình trong xã hội chưa bao giờ nguôi. Tags: ChileXã hội chủ nghĩaMỹ LatinChủ nghĩa xã hộiCánh tảGabriel Boric
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp bộ máy là đòi hỏi rất cấp thiết THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là đòi hỏi rất cấp thiết trong tình hình thực tiễn.
Viện kiểm sát: Không có căn cứ giảm án tử hình cho bà Trương Mỹ Lan ĐAN THUẦN 25/11/2024 Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
Bộ Tài chính đề xuất sửa toàn diện luật thuế thu nhập cá nhân LÊ THANH 25/11/2024 Hôm nay 25-11, Bộ Tài chính chính thức xin lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của Luật thuế thu nhập cá nhân.
Nhà Trắng im ắng cả tháng sau bầu cử, ông Biden và bà Harris đang ở đâu? THANH HIỀN 25/11/2024 Ông Biden dường như đang giữ khoảng cách với truyền thông, bà Harris nghỉ phép để dành thời gian bên gia đình.