TTCT - Những ta thán về giá sách giáo khoa chỉ là giọt nước tràn của nhiều vấn đề khác trong giáo dục. “Một bộ sách giáo khoa lớp 3 mới lên đến gần triệu”. “Không biết cải cách gì mà giá sách tăng lên gấp 2, 3 lần trong khi đời sống nhân dân thì đang khó khăn”. “In ấn đẹp thì cũng tốt nhưng nội dung có gì hay hơn không mà sao tăng giá cao như vậy, chắc có ăn chia gì rồi mới vậy, cải cách gì chưa thấy, chỉ thấy phụ huynh tốn thêm tiền”… Ảnh: tuoitre.vnNhững kêu ca với Bộ Giáo dục - đào tạo như vậy tràn khắp mặt báo và mạng xã hội mấy tuần qua, cho thấy sự không hài lòng của dân chúng vào thời điểm mà lạm phát đang len lỏi vào từng gia đình. Rất ít thấy có ý kiến thân thiện hay cảm thông với những giải trình của ông bộ trưởng trước Quốc hội.Nếu nhìn vào bảng giá tăng của sách giáo khoa mới, so với giá của bộ sách cũ cách đây 20 năm, thì mức tăng không có gì to tát. Vài ví dụ cụ thể: Bộ sách giáo khoa lớp 3 mới có giá khoảng 180.000 đồng, so với giá cũ 58.000 đồng; lớp 7: 208.000 đồng so với 134.000 đồng; lớp 10 khoảng 280.000 đồng so với 140.000 đồng, đã bao gồm sách tiếng Anh. Đây là giá mà NXB Giáo Dục công bố tháng 4-2022. Nếu nói số tiền tăng từ 200.000 đến 300.000 đồng sau 20 năm cho một bộ sách là lý do khiến người dân phản đối, thì e không phải. Sự phản đối nằm ở chỗ, combo sách mà các cửa hàng sách giáo khoa sẽ thêm vào sẽ gấp đôi số đầu sách chính khóa và gấp 3 số tiền bởi giá sách tham khảo, bổ trợ, là thứ không phải do NXB Giáo Dục, đơn vị chịu trách nhiệm in ấn và là đầu mối phát hành duy nhất sách giáo khoa, quản lý.Về phương diện kinh doanh, chỉ bán sách giáo khoa là không có lời, vì tỉ lệ chiết khấu từ đơn vị tổng phát hành là NXB Giáo Dục rất thấp - dưới 20%, trong khi phải chiết khấu lại cho các đại lý phát hành ở dưới, chưa kể chi phí vận hành. Lợi nhuận thị trường sách trường học, do đó nằm cả ở mảng sách bổ trợ, tham khảo và học cụ.Với sách tham khảo, muốn đưa vào combo, công ty phát hành phải làm động tác kỹ thuật mà ai cũng đã biết: Nhờ đến tác động của hệ thống các đơn vị giáo dục - từ sở, phòng giáo dục cho đến trường, thậm chí đến tận lớp. Đây không còn là hiện tượng mà đã là thực tế xảy ra khắp nơi, dưới dạng các văn bản đề nghị hay nhắc nhở khuyến cáo phụ huynh học sinh nên chọn bộ sách ABC XYZ để đảm bảo chất lượng, đúng nhà xuất bản, không mua phải hàng giả, hàng lậu…Bản thân sách giáo khoa là một loại hàng hóa đặc biệt mà người mua là khách hàng ủy nhiệm, tức người sử dụng không được mua trực tiếp. Nên phụ huynh, dù có giỏi giang đến đâu, cũng khó lòng mà biết cái combo kia có tốt nhất hay không. Và nếu cho họ tự chọn, thì khả năng tỉ lệ phụ huynh thông minh chọn được những cuốn sách hợp lý trong một rừng sách tham khảo trên kệ không quá 5%.Tất cả để cho thấy sự bức xúc của phụ huynh và cả những nhà chuyên môn ở đây không phải là vấn đề giá cả, mà là một thực tế khó phủ nhận: gần như mọi chi phí tăng thêm - không chỉ là tiền bạc, mà cả chi phí cơ hội thể hiện qua những lần cải cách giáo dục tốn kém rồi chẳng đi đến đâu, cuối cùng luôn đổ lên người sử dụng dịch vụ cuối cùng - mà hầu hết họ gần như không có lựa chọn nào khác.■ Tags: Giáo dụcSách giáo khoaHọc phíGiáo dục phổ thông
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-2023: "Cuộc đại chiến tôm xuất khẩu" TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN ONLINE 01/06/2023 1 từ
Khi nào được dùng hình ảnh người khác? TRƯƠNG TRỌNG HIỂU (GIẢNG VIÊN ĐH KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG TP.HCM) 29/05/2023 708 từ
Dịch vụ nước sạch: Phải chọn được giá đúng PHẠM KHÁNH NAM (Đại học Kinh tế TP.HCM) 29/05/2023 1862 từ
Không xử lý việc 'đi đêm' chọn sách giáo khoa, lo hối không kịp như Việt Á TIẾN LONG 01/06/2023 Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cảnh báo hiện tượng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường trong việc chọn SGK.
'Bên trong cán bộ sợ sai, bên ngoài dân chúng thở dài lo âu' THÀNH CHUNG 01/06/2023 Đại biểu Vũ Trọng Kim cho rằng cán bộ 'sợ sai rồi còn né tránh, đùn đẩy, cái gì thuận lợi thì vơ vào mình, cái gì khó khăn đẩy ra cho người khác'.
Vụ vỡ hụi ở Đồng Nai: Chủ hụi khai đem tiền cho vay dẫn đến vỡ nợ A LỘC 01/06/2023 Bước đầu chủ hụi khai vay mượn, gom hụi khoảng 80 tỉ đồng của khoảng 500 lượt người rồi đem cho vay mượn tiếp, nhưng bị giật dẫn đến vỡ hụi.
Hồ sơ ‘khủng’ của tân giám đốc kỹ thuật VFF KHƯƠNG XUÂN 01/06/2023 Ngày 1-6, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) công bố tân giám đốc kỹ thuật mới của bóng đá Việt Nam: ông Koshida Takeshi (63 tuổi) đến từ Nhật Bản.