TTCT - Trong khi các CLB bóng đá ở Việt Nam phải “ăn đong” từng tháng, từng mùa do bị “dứt sữa” đột ngột từ các ông bầu, thì các CLB bóng đá ở đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế thế giới chi phối như Anh dần thoát khỏi cái bóng các ông bầu. Đồng thời họ chấp hành luật công bằng tài chính của UEFA bằng cách hoạch định các kế hoạch kiếm tiền dài hạn nhằm bảo đảm cho CLB sống khỏe và phát triển. Phóng to Cái tên Fly Emirates tiếp tục xuất hiện trên áo cầu thủ Arsenal đến hết mùa bóng 2018-2019 theo hợp đồng gia hạn thêm năm năm trị giá 150 triệu bảng Anh - Ảnh: Reuters Hợp đồng 2015 cao hơn 2013? Đó không phải là chuyện “nổ” cho lớn để làm PR, mà chính là một hợp đồng mang tính kỷ lục đang làm các chuyên gia tiếp thị thể thao trên thế giới phải nghiêng mình bái phục: nhà tài trợ trên áo đấu của Manchester United (M.U) là Aon vẫn còn hợp đồng đến hết mùa bóng 2013-2014, nhưng CLB đã có sẵn hợp đồng mới từ 2014-2015 với Hãng xe Chevrolet trị giá 559 triệu USD trong vòng bảy năm (trung bình 80 triệu USD/năm), một con số không mơ thấy nổi trong thời buổi kiếm đồng tiền đỏ cả con mắt như hiện nay! Có người cho rằng chuyện đó có gì khó bởi M.U là CLB danh giá nhất nhì thế giới, song điều khiến các nhà tiếp thị thế giới khâm phục ở chỗ ai biết được thành tích của M.U trong hai năm tới sẽ ra sao. Có mạo hiểm chăng khi giao thương hiệu của mình cho một CLB kiêu hãnh với quá khứ vàng son, nhưng biết đâu thành tích không đạt như mong muốn trong hai mùa bóng tới? Điểm đáng khen kế tiếp là các chuyên gia tiếp thị của M.U đã hoạch định kế hoạch kiếm tiền năm sau cao hơn năm trước, dù kinh tế càng lúc càng khó khăn, đồng thời giải quyết dần cục nợ khổng lồ của gia đình ông bầu Avram Glazer gồng gánh từ lúc mua CLB với giá 790 triệu bảng Anh (hơn 1,5 tỉ USD) vào năm 2005 nay đã giảm còn khoảng 360 triệu bảng. Chưa hết, Aon (và Chevrolet sau này) chỉ là nhà tài trợ trên áo thi đấu, còn hình ảnh trên trang phục tập luyện của M.U lại thuộc về Công ty phát chuyển nhanh DHL có giá không bèo chút nào: hơn 40 triệu USD/năm. Cách dự trữ nguồn thu của M.U cho thấy chuyên môn bóng đá là chuyện của HLV, nhưng rõ ràng chuyên môn phải kết hợp nhuần nhuyễn với bộ máy kiếm tiền mới có thể nuôi sống CLB và trả lương hậu hĩnh cho các ngôi sao. Cân bằng giữa nợ và có ở Arsenal Nếu như M.U vừa lo phát triển thương hiệu ra khắp thế giới vừa lo cho sự tồn tại của gia đình ông chủ nhà Glazer thì Arsenal phải tiết kiệm việc mua cầu thủ, bán nhanh những ngôi sao có giá cao sắp hết hợp đồng để duy trì đúng tiến độ và lộ trình trả nợ cho việc xây dựng sân vận động có sức chứa hơn 60.000 chỗ ngồi hiện đại nhất nhì thế giới, đồng thời vẫn giữ được sức mạnh trong top 4 đội bóng hay nhất Premier League. Cách làm tự chủ về tài chính của Arsenal quả là điển hình của một CLB bóng đá chuyên nghiệp, nhưng cũng không dễ làm hài lòng các cổ động viên có khát vọng chinh phục những chiếc cúp danh giá mà CLB chưa hề chạm đến từ lúc khánh thành sân vận động mới. Bộ phận tiếp thị chuyên nghiệp của CLB này đã bán tên sân cho Hãng hàng không Emirates Airlines từ năm 2004 đến tận năm 2021 với giá hơn 200 triệu USD để nắm chắc “phần cứng” trả nợ xây sân. Tuy nhiên, việc khuếch trương tên tuổi của Emirates Airlines quá thành công đến nỗi ông Sheikh Ahmed bin Saeed Al Maktoum, chủ tịch hội đồng quản trị của The Emirates Group, đã đồng ý đề nghị của Arsenal kéo dài hợp đồng trên áo thi đấu trị giá 150 triệu bảng Anh đến hết mùa bóng 2018-2019 và sân vận động mang tên Emirates Stadium đến năm 2028. Đó là lý do tại sao Arsenal kiên nhẫn gọt giũa từng tài năng trẻ, phát hiện sớm để mua rẻ và bán giá cao khi sức cống hiến của các ngôi sao tỉ lệ nghịch với thời gian. Có thể Arsenal đã trả giá cho cách làm của mình, nhưng đó là một CLB chuyên nghiệp chỉ nợ về tài sản chứ không bao giờ nợ lương cầu thủ. Các CLB khác tiếp thị không kém Không chỉ M.U và Arsenal lo “cơm gạo” từ xa, các CLB khác như Chelsea cũng bắt đầu có lãi. Sau thời gian sống nhờ “bầu sữa” của nhà tài phiệt Roman Abramovich, thương hiệu Chelsea đã có thể đứng vững khi Samsung tăng trị giá hợp đồng quảng cáo trên áo thi đấu lên 30-35 triệu USD/năm và kéo dài đến hết mùa bóng 2014-2015. Ngoài ra, các chuyên gia tiếp thị của Chelsea ký tiếp một hợp đồng khác với Hãng bia Singha của Thái Lan đến hết năm 2017, với điểm nổi bật nhất là việc tận dụng bia Singha để phát triển CLB “Blue Pitch” thu hút các cổ động viên Thái Lan ủng hộ Chelsea như họ từng thành công ở Malaysia, Hong Kong. Về phần mình, bia Singha vừa có cơ hội phát triển nhãn hiệu ở Anh, vừa tận dụng cuộc viếng thăm của các ngôi sao Chelsea đến Thái Lan vào dịp hè hằng năm để tăng thị phần nội địa và tạo tiếng vang lớn cho nhãn hiệu. Các CLB nhỏ hơn cũng chứng tỏ khả năng tạo nguồn chuyên nghiệp phù hợp với thanh thế của mình, như Newcastle United chuẩn bị thay nhà tài trợ mới kể từ mùa bóng 2013-2014: Công ty tài chính Wonga. Công ty này sẽ đầu tư ít nhất 3 triệu USD vào học viện thể thao của Newcastle United và tài trợ trên áo đấu 9-15 triệu USD/năm. Trong khi đó, Liverpool cũng ký được hợp đồng bốn năm có giá 80 triệu bảng Anh với Ngân hàng Standard Chartered. Cách tiếp thị bóng đá chuyên nghiệp ở Anh cho thấy ông bầu có thể “chết” nhưng CLB vẫn sống. Xin đừng cho rằng họ có bề dày lịch sử mà hãy nhìn thấy chiến lược kiếm tiền cùng cách thích nghi với thời cuộc của các CLB. Và biết đâu bạn sẽ hiểu sâu hơn lý do ông bầu cuốn gói ra đi, CLB vẫn tồn tại. Nói đến mô hình bóng đá bền vững về mặt tài chính, cái tên Arsenal thường được nhắc đến đầu tiên. Đội bóng áo đỏ trắng ở thủ đô London nổi tiếng với chính sách chi tiêu dè sẻn trên thị trường chuyển nhượng, nhưng đó không phải là điểm nổi bật duy nhất của họ. Với giá vé vào loại cao nhất và sân bóng Emirates vào loại lớn nhất của Premier League, Arsenal có doanh thu từ những ngày diễn ra trận đấu rất cao. Hoạt động thương mại, với lực lượng cổ động viên ước tính lên tới 50 triệu người trên toàn thế giới, cũng góp phần quan trọng giúp đội bóng xây dựng cấu trúc tài chính vững vàng. Doanh thu của Arsenal trong mùa giải 2010-2011 vào khoảng 226,8 triệu bảng Anh (366 triệu USD). Sân bóng 60.361 chỗ ngồi gần như chật kín mỗi trận. Chỉ riêng trong những ngày diễn ra trận đấu, CLB thu về 93,1 triệu bảng, doanh thu từ truyền hình là 87,4 triệu bảng. Tiền thưởng nhờ tham gia Champions League (vào vòng 16 đội) từ Liên đoàn Bóng đá châu Âu là 27,1 triệu bảng, doanh thu từ hoạt động thương mại gần 46 triệu bảng. Không một xu nào trong thu nhập của đội bóng đến từ những ông chủ đại gia. Tức là dù cho những cổ đông lớn nhất của họ hiện giờ, nhà tài phiệt người Mỹ Stan Kroenke và tỉ phú người Nga Alisher Usmanov, có phá sản ngay ngày mai, Arsenal vẫn yên tâm tiếp tục chơi bóng. Tags: Manchester UnitedArsenalNhà tài trợChuyên gia tiếp thị
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3 NGUYÊN BẢO 11/09/2024 Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng trên mức báo động 2 và dưới báo động 3. 9h30 sáng nay, tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thủy điện Hòa Bình không còn xả đáy, thủy điện Tuyên Quang còn mở 5 cửa xả lũ.
Vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng ở Làng Nủ, Lào Cai: Tìm thấy 18 thi thể CHÍ TUỆ 11/09/2024 Đến sáng 11-9, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lào Cai xác định đã có 18 người chết trong vụ lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng, vùi lấp cả bản Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Trực tiếp: Ngập lụt tại nội thành Hà Nội, lũ có thể đạt đỉnh trưa nay 11-9 11/09/2024 Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 5h sáng 11-9, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội đạt 10,76m, trên báo động 2 là 0,26m.
Tranh luận Trump - Harris: Ông Trump trách Đảng Dân chủ trong vụ bị ám sát hụt THANH HIỀN 11/09/2024 Ông Trump và bà Harris đã tranh luận các vấn đề đáng chú ý như kinh tế, nhập cư, những rắc rối pháp lý của ông Trump... trong cuộc tranh luận tổng thống đầy căng thẳng đầu tiên của họ vào tối 10-9 ở bang Pennsylvania.