TTCT - Sau vụ việc văcxin Quinvaxem gần đây, chúng ta có thêm dữ liệu để đánh giá lợi và hại của văcxin. Từ đây, nhắc lại một điều rất hay bị bỏ qua: đó là cần phân biệt giữa hiệu quả trong cộng đồng và nguy cơ của một cá nhân... Tiêm ngừa văcxin cho trẻ em ở trạm y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: Nguyễn Công ThànhChứng cứ khoa học chỉ ra rõ ràng rằng các chương trình tiêm chủng văcxin ở quy mô cộng đồng - một trong những thành tựu đáng kể của y tế công cộng - đã giảm nguy cơ tử vong ở trẻ em tại các nước phát triển. Nhưng vấn đề là tiêm chủng văcxin trong cộng đồng đòi hỏi nhiều liều văcxin và có thể không tiện lợi. Trong thời gian gần đây, do phát triển của công nghệ sinh học, chúng ta có những “văcxin tổng hợp” như DTP (văcxin phòng chống bạch hầu, uốn ván, ho gà) và Quinvaxem (văcxin tổng hợp phòng chống bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan và viêm màng não mủ do Hib, vốn khá phổ biến ở Việt Nam).Ít nghiên cứuMột điều hơi ngạc nhiên là rất ít nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của Quinvaxem trong y văn. Tìm trong thư viện y khoa toàn cầu (Pubmed) tôi chỉ thấy khoảng 5 bài nghiên cứu liên quan đến Quinvaxem, trong đó chỉ có 1 nghiên cứu về hiệu quả và an toàn của văcxin này ở trẻ em Ấn Độ.Công trình nghiên cứu ở Ấn Độ trên 161 trẻ em 6-14 tuần sau khi sinh cho thấy Quinvaxem an toàn và có hiệu quả tốt. Một nghiên cứu trên 120 trẻ em ở Cao Lãnh vào năm 2009-2011 cũng cho thấy văcxin Quinvaxem có hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên là nghiên cứu lâm sàng, tức có sự giám sát tốt của bác sĩ và y tá trong thời gian theo dõi.Để biết tính an toàn của Quinvaxem trong cộng đồng (nơi ít có sự giám sát có hệ thống), các nhà khoa học đã triển khai một nghiên cứu ở Guatamala trên 3.000 trẻ em. Nghiên cứu này cho thấy tính chung, tỉ lệ có phản ứng là 1.288 ca (tức 43%), nhưng chỉ tám ca được xem là nghiêm trọng và có liên quan đến văcxin Quinvaxem. Những kết quả trên cho thấy Quinvaxem vừa có hiệu quả vừa an toàn.Thật ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phê chuẩn Quinvaxem cho các nước đang phát triển từ năm 2006. Nhưng gần đây, khi triển khai Quinvaxem ở Việt Nam, tính an toàn của văcxin này trở thành một mối bận tâm.Theo một quan chức y tế, tính từ tháng 10-2010 đến nay, “đã có 43 trẻ em bị phản ứng nặng sau khi tiêm Quinvaxem, trong đó 27 trường hợp tử vong không liên quan đến tiêm chủng, chín trường hợp có thể xem là liên quan nhưng đều hồi phục. Các trường hợp khác có thể liên quan nhưng chưa xác định được nguyên nhân, chưa đủ thông tin để kết luận”. Nhưng tiết lộ đáng quan tâm là tính trung bình mỗi năm có khoảng 10 trẻ em tử vong sau khi dùng văcxin.Vấn đề đặt ra là tại sao trong các nghiên cứu lâm sàng thì Quinvaxem tỏ ra rất an toàn, nhưng khi áp dụng đại trà lại xảy ra tai biến? Trong nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học tuyển chọn đối tượng theo những tiêu chuẩn định trước để đảm bảo đối tượng thích hợp cho nghiên cứu. Nhưng khi triển khai trong cộng đồng thì các giới chức y tế khó có thể kiểm soát được các tiêu chuẩn như trong nghiên cứu lâm sàng. Do đó, rất có thể tai biến xảy ra trong thời gian qua một phần là do việc tuyển chọn đối tượng cho dùng văcxin chưa được tốt.Nhưng dù lý do gì thì 10 ca tử vong mỗi năm phải là một hiện tượng đáng quan tâm. Có lẽ đối với những chuyên gia dịch tễ học, 10 ca quá nhỏ so với hàng triệu trẻ em được tiêm chủng hằng năm. Nhưng trong thực tế thì 10 ca tử vong có nghĩa là 10 cái tang cho 10 gia đình hằng năm. Và, những cái tang đó không có cách gì định lượng được nỗi đau và sự mất mát trong tương lai.Do vậy, cần phân biệt giữa quần thể (cộng đồng) và cá nhân. Bởi vì văcxin được bào chế để phòng chống bệnh, cho nên hiệu quả và an toàn của văcxin chỉ có thể đánh giá qua cộng đồng, qua một nhóm đối tượng.Điều trớ trêu là kết quả nghiên cứu trên một cộng đồng có thể không áp dụng cho một cá nhân. Các quan chức có thể lý giải rằng tỉ lệ phản ứng nặng và tử vong sau khi tiêm văcxin là rất thấp, như 10 trên hàng triệu người, và đó là một thực tế.Người ta có thể nói về tỉ lệ trong một quần thể, nhưng không thể nói tỉ lệ cho một cá nhân. Quần thể có mẫu số, còn một cá nhân thì mẫu số là 1. Một cá nhân hoặc là có, hoặc là không có phản ứng. Nhưng khi tử vong xảy đến một cá nhân thì tỉ lệ đó là 100%! Do đó, dùng dữ liệu của một quần thể để nói về tính an toàn cho một cá nhân là không hợp lý mà còn... vô cảm.Đồng thuận sáng suốtCá nhân có quyền lựa chọn. Quyền lựa chọn đó được thể hiện qua văn bản đồng thuận khi tiêm văcxin. Văn bản đó tiếng Anh gọi là informed consent, tạm dịch là đồng thuận sáng suốt. Sự đồng thuận hay lựa chọn của bệnh nhân (hay đối tượng tiêm chủng ngừa) được mô tả trong bản Tuyên ngôn Helsinki.Tuyên ngôn Helsinki nói rất rõ rằng lợi ích của con người phải được đặt trước và trên lợi ích của khoa học và xã hội. Nhưng hình như trong thời gian qua, ít ai chú ý đến khía cạnh quan trọng này. Một phần là nhân viên y tế quá bận rộn không có thì giờ giải thích, một phần khác là người ta (giới chức y tế và công chúng) chưa ý thức đầy đủ vấn đề đồng thuận sáng suốt.Các chuyên gia về y đức lý giải rằng quyết định tiêm chủng phải là quyết định của đối tượng. Cố nhiên, trẻ em vài tháng tuổi thì không có khả năng ký tên đồng thuận cho tiêm văcxin, cho nên người đồng thuận phải là cha mẹ hay người được ủy quyền.Cần lưu ý, đồng thuận sáng suốt tức là đồng thuận dựa vào thông tin. Điều này có nghĩa là y sĩ phải cung cấp thông tin về lợi ích và rủi ro khi tiêm văcxin. Rủi ro kể cả phản ứng nhẹ, phản ứng nặng và tử vong. Không chỉ cung cấp thông tin, mà thông tin phải được thực chứng từ các nghiên cứu khoa học.Cần nghiên cứu khoa họcDo đó, chúng ta vẫn rất cần nhiều nghiên cứu khoa học về hiệu quả và an toàn của văcxin. Theo logic thông thường, một khi văcxin đã được đưa ra sử dụng trong cộng đồng thì vẫn cần phải có giám sát tốt. Vì trong môi trường nghiên cứu lâm sàng, đối tượng (trẻ em) được theo dõi kỹ, nên tai biến hay phản ứng phụ có thể ít hơn trong môi trường cộng đồng khi văcxin được dùng một cách đại trà.Cần phải thiết lập một hệ thống giám sát an toàn của văcxin (tiếng Anh còn gọi là post marketing surveillance). Trong chương trình giám sát, các số liệu về phản ứng phụ, tai biến, lợi ích và nguy cơ lâu dài của thuốc cần phải được thu thập và báo cáo, để sau đó có thể đúc kết được giá trị “thật” của thuốc.Trong thời đại y học thực chứng, ý kiến của các chuyên gia hay của các tổ chức quốc tế (cho dù là WHO) tuy quan trọng nhưng không thể quan trọng hơn chứng cứ. Các chuyên gia cho rằng các trường hợp tai biến trong thời gian qua không có liên quan đến Quinvaxem, nhưng công chúng cần chứng cứ và đánh giá khách quan của các chuyên gia độc lập (chứ không phải của WHO). Công chúng cần chứng cứ về tính hiệu quả và an toàn của văcxin ở người Việt Nam, chứ không phải ở người nước ngoài.Trong thực tế, xác định nguyên nhân tử vong không dễ dàng chút nào. Đối với nhiều loại thuốc, cho dù tai biến xảy ra có thể chẳng liên quan gì đến thuốc, nhưng vẫn phải có cảnh báo cho bệnh nhân biết. Tương tự, có thể những tai biến trong thời gian qua chẳng liên quan gì đến Quinvaxem, nhưng thiết nghĩ một cảnh báo về những tai biến đó cần phải được nói cho công chúng biết.Trong bối cảnh có khá nhiều tai biến và tử vong, có lẽ biện pháp thích ứng nhất là ngưng sử dụng Quinvaxem một thời gian. Trong thời gian đó, cần phải có những nghiên cứu quy mô để đánh giá tính an toàn của văcxin, và xác định các tiêu chuẩn chọn đối tượng thích hợp cho Quinvaxem. Nói cho cùng, quyết định dùng hay không dùng Quinvaxem cho trẻ em là quyền của cha mẹ các em, và quyền đó cần phải được tôn trọng. Theo ông Nguyễn Đình Bảng - nguyên viện trưởng Viện Kiểm định văcxin và sinh phẩm y tế: “Nên có một tổ chức kiểm tra văcxin độc lập với cơ quan quản lý, phân phối văcxin mới đảm bảo khách quan, còn Việt Nam hiện nay giao việc kiểm tra văcxin cho các cơ quan quản lý chương trình tiêm chủng”.Nguyên thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho rằng muốn giảm tai biến sau tiêm, có hai việc phải làm là xem xét thay đổi lịch tiêm chủng và tăng cường sàng lọc trước tiêm. Theo ông Huấn, Việt Nam đang tiêm ngừa văcxin 5 trong 1 Quinvaxem ở thời điểm trẻ 2-3-4 tháng tuổi theo khuyến cáo của nhà sản xuất (mỗi tháng một mũi tiêm), đây là giai đoạn trẻ còn non tháng, còn nhiều áp lực về sức khỏe, có thể có những bệnh bẩm sinh chưa được phát hiện.Ông Huấn cho rằng nên nghiên cứu lùi lịch tiêm này vì nhiều nước đang sử dụng lịch tiêm 4-6-12 tháng tuổi. Thời điểm 6-12 tháng trẻ vững vàng hơn, có thể giảm biến chứng khi đưa chất lạ là kháng nguyên, đặc biệt là thành phần ho gà toàn tế bào vào cơ thể.Cũng theo ông Huấn, mặc dù quy định hiện hành đã yêu cầu khám sàng lọc trước tiêm và lưu trẻ lại theo dõi 30 phút sau tiêm, nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện hoàn hảo ở các điểm tiêm chủng có khoảng 15-30 trẻ đến tiêm/ngày. Hiện các điểm tiêm chủng ở trạm y tế xã phường thường tiếp đón cả trăm trẻ đến tiêm vào ngày tiêm chủng theo quy định, như Hà Nội là ngày 5 hằng tháng, Hải Dương là ngày 25 hằng tháng…“Làm sao phải có thời gian cho người làm công tác tiêm chủng khám sàng lọc, không tiêm chủng tập trung trong ngày mà nên làm theo tuần. Khám sàng lọc không tốt, không phát hiện trẻ chống chỉ định với tiêm chủng, khi có tai biến không tìm thấy nguyên nhân tử vong thì người dân chỉ biết là sau tiêm văcxin thì tử vong, ảnh hưởng nặng nề đến niềm tin vào chương trình tiêm chủng”.Lan Anh Tags: VăcxinNguyễn Văn TuấnCửa sổ khoa họcVăcxin QuinvaxemTiêm chủngQuinvaxem
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.