TTCT - Đại dịch COVID-19 bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu tháng 1-2019, đến nay đã tròn một năm. Người dân thành phố lớn thứ 9 Trung Quốc này gọi đó là một năm “sống sót” của họ. Người dân đổ ra đường đón năm mới 2021 ở Vũ Hán. Ảnh: The Irish TimesCuối năm 2020, khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành ở nhiều nước, thành phố Vũ Hán vẫn tổ chức chương trình đón chào năm mới 2021 tưng bừng tại tòa nhà hải quan Giang Hán, không khí khác hẳn với sự bình lặng ảm đạm ở nhiều nước.Theo tờ Nam phương cuối tuần, mặc dù Vũ Hán “khai thành” trở lại vào tháng 4, cuộc sống người dân đến cuối tháng 6 mới trở lại bình thường sau khi chính quyền thành phố cho tiến hành xét nghiệm toàn dân.Cuối năm 2019, Đài CCTV từng phỏng vấn gần 100 người dân Vũ Hán, hỏi xem điều gì khiến họ vui nhất, buồn nhất, nuối tiếc nhất và ước mơ điều gì? Câu trả lời: vui nhất là bệnh gan nhiễm mỡ đã giảm, con gái thi đậu đại học An Huy, có bạn trai, mua nhà… Ước mơ đầu năm là muốn được dẫn bạn trai về ra mắt gia đình, trở thành ảo thuật gia, kết hôn, sinh đứa thứ hai…Cuối năm 2020, cũng những câu hỏi đó với những người cũ, câu trả lời đã khác. Nhà đài cũng chỉ tìm lại được 20 người trả lời phỏng vấn, có người không liên lạc được, có người đã rời khỏi Vũ Hán. Họ nói: năm nay chẳng có gì vui, sống sót là niềm vui lớn nhất, may mà không sinh đứa thứ 2, buồn nhất là hồi dịch bùng phát ngày nào cũng nghe tiếng than thở bên nhà hàng xóm....“Khi não thiếu oxy, đầu óc trở nên trống rỗng, không suy nghĩ được gì, chỉ biết nhìn chằm chằm vào màn hình đo điện tim, cảm giác rất đáng sợ” - bác sĩ Lục Tuấn, phòng cấp cứu Bệnh viện Đồng Tế Vũ Hán, kể lại trải nghiệm từ ngày đầu mắc bệnh COVID-19 vào đầu năm 2020 đến khi bị suy hô hấp, rồi bình phục, cho tờ Hoàn cầu thời báo. Bác sĩ Tuấn kể anh là ca bệnh nặng đầu tiên trong lực lượng y bác sĩ. Trong quá trình điều trị, để trấn an mọi người, anh nhờ một bác sĩ khác quay lại clip mình làm động tác đứng lên ngồi xuống khi trên người vẫn gắn đầy thiết bị hỗ trợ. Trong clip, anh mất 7 - 8 giây mới làm được một động tác, có khi không đủ sức cầm điện thoại di động. Tháng 6-2020, ngày đầu anh quay lại làm việc, lãnh đạo và đồng nghiệp bệnh viện đều ra chào đón anh. 90% nhân viên Bệnh viện Đồng Tế tham gia tuyến đầu phòng chống dịch. Từ một bác sĩ đến bệnh nhân và nay quay lại làm bác sĩ, anh có cảm nhận mới về nghề nghiệp: “Tôi rất vui vì được quay lại với vai trò bác sĩ, có thể giúp bệnh nhân. Hiện nay mỗi khi đi thăm khám, tôi biết quan tâm và đồng cảm nhiều hơn với họ”.Còn một vấn đề nữa là sang chấn tâm lý di chứng của dịch bệnh. Chuyên gia tâm lý Đỗ Minh Quân cho rằng sức khỏe tâm lý chung của xã hội ít nhất phải 3 năm nữa mới có thể coi là bình thường lại. Trong thời gian này, mỗi người đều phải tìm cho mình cách sống chung với nỗi đau.Trên mạng xã hội Weibo, tài khoản quanxianzai có bài viết tựa đề “1 năm đại dịch, vết thương của người dân Vũ Hán vẫn chưa lành”, chia sẻ nhiều câu chuyện của những gia đình có người nhà tử vong. Như gia đình cô Chúc Tiệp (52 tuổi) đến nay vẫn chưa trở lại cuộc sống bình thường. Đầu năm 2020, vợ chồng cô, em gái và cha mẹ đều trở thành bệnh nhân COVID-19. Cha cô đã ra đi mãi mãi vì đại dịch. Chồng cô Tiệp từ một người vui vẻ nay mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, mỗi khi ra ngoài đều đeo găng tay và khẩu trang, hàng được ship đến phải để ngoài cổng 24 tiếng đồng hồ mới đem vào nhà, hai vợ chồng vẫn ngủ riêng. Khi mùa đông đến, anh còn yêu cầu phun thuốc khử khuẩn tất cả đồ vật được mang vào nhà, thực phẩm đông lạnh tuyệt đối không mua vì vẫn còn sợ. Họ cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe, cô Tiệp đã làm xét nghiệm 14 lần, mỗi lần cầm kết quả âm tính lại yên lòng, nhưng cảm giác đó chỉ tồn tại được một thời gian ngắn.Những ngày này trên WeChat, nhiều người Vũ Hán trải lòng mình về năm 2020: đó là năm tôi không muốn nhớ đến vì đã mất mẹ; một năm sao qua nhanh quá, vẫn còn nhớ cảnh đi khám bệnh khi bị sốt; một năm đáng quên, nỗi đau mất người thân còn lớn hơn nỗi sợ dịch bệnh... Một cư dân mạng viết, có lẽ nói thay cho nhiều người: “Một năm không ai muốn nhớ, nhưng lại không thể không đối diện. Năm 2020 vừa dài lại vừa ngắn. Dài vì 6 tháng đầu năm khó khăn dường như mỗi ngày bằng một năm; ngắn vì mới đó đã đến cuối năm; giờ nghĩ lại khoảng thời gian đầu năm cứ như bị ai đánh cắp, như một giấc mơ lại không phải là mơ”.■ Tags: Trung QuốcCOVID-19Vũ HánBất hòa trong giáo dục
Các 'ông lớn' ngành xây dựng trở lại với loạt dự án ngàn tỉ NGỌC HIỂN 27/11/2024 Sau giai đoạn 'bão tố', thị trường xây dựng đang có dấu hiệu khởi sắc khi nhiều nhà thầu lớn liên tiếp trúng thầu các dự án lớn.
TP.HCM 'tìm đường' bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc THẢO LÊ 27/11/2024 Câu hỏi này đã được chuyên gia đưa ra trao đổi, góp ý tại tọa đàm "TP.HCM làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra tại Học viện Cán bộ TP.HCM sáng 27-11.
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy nhận học bổng thạc sĩ toàn phần, được chủ tịch Đà Nẵng tặng bằng khen ĐOÀN NHẠN 27/11/2024 Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy vừa được Trường đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng trao học bổng toàn phần chương trình đào tạo thạc sĩ tại trường.
Xe ben vẫn chạy ầm ầm vào đường cấm ở Củ Chi, Bình Thạnh, Hóc Môn, vì sao chưa bị xử phạt? MINH HÒA 27/11/2024 Bất chấp biển cấm, hàng loạt xe ben tải trọng lớn chở cát, đá vẫn liên tục chạy ở vùng ven TP.HCM khiến người dân bức xúc, nguy cơ tai nạn. Vì sao chưa bị xử lý?