TTCT - Chưa nếm mùi lụt Huế thì chưa phải người Huế. Dân Huế “chịu trận” bão lụt liên miên, riết rồi đâm gan lì. Phóng to Người dân Huế đã quen với việc chuẩn bị để đương đầu với bão lụt - Ảnh: Quốc Nam Như đến hẹn lại lên, đúng 1g sáng ngày 27-9, Huế thiếu chút nữa hứng chịu tâm bão số 4. Suốt hôm trước, đi đâu cũng nghe nói chuyện bão lụt. Tất cả trường học được lệnh đóng cửa, học sinh nghỉ học. Mọi lực lượng từ công chức đến người dân, từ anh bộ đội đến ông bác sĩ, thầy giáo... đều tham gia ứng chiến chống bão lụt. Các cơ quan trực chiến 24/24 giờ. Trước 17g ngày 26-9 đã hoàn tất di dời dân ở các vùng thấp trũng Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc đến nơi an toàn. Trên đường nhựa dẫn về các huyện thấy lác đác những đống lúa gặt chạy lũ cuối cùng đang lên mộng. Nông dân bảo làm lụng tích lũy 10 năm, bão lụt như năm 1999 là trắng tay. Lại bắt đầu từ tay trắng... Lên thành phố, mấy chị hàng rong cứ đội mưa bão đi bán, kiếm cơm nuôi gia đình. Vì ngập úng cục bộ nên ai chịu khó, chịu khổ đi bán như thế đều đắt hàng. Mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày này là bao bì để chứa cát giằng chống mái nhà, dây thép, dầu lửa và đặc biệt không thể không mua mì ăn liền dự trữ. Đêm tối như mực. Bão đến. Sấm chớp liên hồi xé toang bầu trời, mưa như thác đổ. Từ 1g đến hơn 4g, bão vào. Nước các sông Hương, sông Bồ dâng cao rất nhanh. Không quên hoan hô “ông” điện lực Thừa Thiên - Huế vẫn bảo đảm hệ thống điện thông suốt, an toàn. Có thế dân mới yên tâm mà chạy bão chứ! Cơn bão qua. Sáng 27-9 trời quang đãng, nắng bắt đầu le lói như ốm dậy nhưng cũng mừng. Thầy cô “phôn” nhau đến trường làm vệ sinh. Còn học sinh trốn cha mẹ, lội nước đi... chơi. Tranh thủ nước về ngập đồng, nông dân bắt rắn, chuột, ếch làm chất tươi cho bữa ăn, vui như hội. Ngư dân vùng ven biển Thuận An trúng đậm cá tôm đặt nò, sáo, phấn khởi nhé! Trên phố, các quán cà phê, hàng rong điểm tâm đều chật ních người. Chắc là bồi dưỡng sau một ngày, một đêm chạy bão. Lạy trời, nhẩm tính, thế là Huế đã qua cơn bão số 4. Còn cả “tá” bão đang xếp hàng ngoài biển Đông! Giờ nỗi ám ảnh là biển xâm thực từng giờ, từng ngày. Người dân vùng duyên hải lo bị biển nuốt chửng khi nào không biết. Bởi cái dớp vỡ cửa biển lịch sử chứng minh là có thể trở lại theo chu kỳ biến đổi địa, vật lý. Năm 1404, lũ lớn đã khai sinh ra cửa biển Hòa Duân. Năm trăm năm sau, năm 1904 lụt lớn nó bị lấp, dân gọi là cửa Lấp. Trong đợt sóng thần ngày 15-10-1897, một con lạch nhỏ ở làng Thai Dương bị khoét sâu thành cửa biển mới là cửa Sứt. Sau đó cửa Sứt lại bị lấp, đến trận bão 19-9-1904 nó tự nhiên mở ra là cửa Thuận An hiện nay. Ngược lại trong trận bão này, cửa Hòa Duân bị lấp hẳn. Theo chu kỳ, 95 năm sau, trận lũ 1999 lại mở cửa biển Hòa Duân mới, cuốn ra biển 64 hộ dân. Giờ trong bão số 4, làng chài Hải Dương phía bờ bắc cửa Thuận An đang bị xâm thực rộng 500m, rừng phòng hộ tan nát, biển chỉ còn 20m sẽ thông với phá Tam Giang. Có thể một cửa biển mới sẽ ra đời trong mùa bão năm 2011 này? Chuyện lở, bồi xảy ra liên tục, người dân mất ăn mất ngủ. Chưa kịp hồi sức sau cơn bão này, các cơn bão khác lại chực chờ “đổ bộ”. Tags: HuếPhu vàngBão lụtPhú LộcQuảng Điền
Bão Milton đổ bộ bang Florida, sức gió lên đến 193km/h NGỌC ĐỨC 10/10/2024 Khoảng 7h30 (giờ Việt Nam), Bão Milton đổ bộ gần thành phố Siesta Key, bang Florida với sức gió duy trì lên đến 193km/h.
Cuộc tìm kiếm cảm động những bức ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô THIÊN ĐIỂU 10/10/2024 Kết quả cuộc tìm kiếm những bức ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong các gia đình người Hà Nội 20 năm trước đã hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về người trong ảnh lẫn người chụp ảnh.
Bố không thừa nhận, mẹ thì đi lấy chồng, Cháng Thị Hương quyết 'thoát lời nguyền' VŨ TUẤN 10/10/2024 Cháng Thị Hương là ứng viên học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Cô đã đi làm thuê từ hè năm cô học lớp 8.
Bộ Công Thương: EVN lỗ gần 22.000 tỉ đồng trong năm 2023 NGỌC AN 10/10/2024 Bộ Công Thương vừa công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với khoản lỗ lên tới gần 22.000 tỉ đồng.