TTCT - Bóng rổ từ lâu không còn xa lạ với người VN, đặc biệt là giới trẻ. Nghịch lý ở chỗ, bóng rổ đỉnh cao của VN gần như là một mảng trắng. Nhưng mảnh đất tiềm năng này đang được Công ty cổ phần Bóng rổ VN vun trồng và hứa hẹn sẽ kiếm được tiền trong tương lai gần. “Chúng tôi là một công ty kinh doanh thể thao đúng nghĩa. Giải bóng rổ VBA là giải nhà nghề và không dùng đến một đồng ngân sách. Chúng tôi muốn sinh lợi từ kinh doanh bóng rổ và quay lại giúp phát triển trong cộng đồng, tạo động lực giúp VN trở thành một trong những thế lực của bóng rổ Đông Nam Á”, giám đốc điều hành Giải bóng rổ chuyên nghiệp VN (VBA) Trần Chu Sa khẳng định.Còn lỗ nhưng truyền hình đã vươn ra quốc tếVBA là mô hình thể thao chuyên nghiệp và đỉnh cao hoàn toàn xã hội hóa hiếm hoi ở VN. Ảnh: Tấn PhúcTrước kia, giải bóng rổ vô địch quốc gia thường diễn ra thầm lặng, toàn người trong cuộc quan tâm, chứ người hâm mộ chiếm tỉ lệ rất ít. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi VBA ra đời năm 2016, sau một thời gian manh nha ý tưởng từ những người tâm huyết. Mùa giải đầu tiên chỉ có 5 đội, tăng lên thành 6 đội năm 2017 và đến nay đã có 7 đội. Sau 5 mùa, VBA đã gây được tiếng vang và thu hút ngày càng nhiều khán giả đến sân.Ông Sa cho biết: “VBA là sự phối trộn mô hình của Giải bóng đá nhà nghề Mỹ (MLS) và Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA) rồi VN hóa để phù hợp với thực tế ở nước ta. Thế nên, cách xây dựng giải của chúng tôi hoàn toàn khác biệt so với các giải đấu thể thao ở VN, nhưng cũng không giống hoàn toàn ở các nước tiên tiến”.Tất cả CLB đều được xây dựng bởi VBA và các ông bầu là người sở hữu cả CLB lẫn giải đấu. Họ cũng chính là những cổ đông của VBA với cổ phần được chia đều cho tất cả. Hội đồng VBA là đơn vị sẽ quyết định mọi vấn đề liên quan đến giải bằng phiếu bầu (quá 3/4 đồng thuận mới được thông qua). Ở đây, ta có thể thấy một mô hình thể thao hoàn toàn tư nhân, không dính dấp gì với nhà nước hoặc vẫn trong cảnh “chân ngoài chân trong” như hầu hết các môn thể thao đỉnh cao khác của VN.“Vì bóng rổ còn sơ khai ở VN nên không thể bê nguyên mô hình của Mỹ, Nhật [những nơi vốn đã kiếm được nguồn tiền đều đặn từ bản quyền truyền hình, tài trợ, bán vé, bán dụng cụ, quần áo, vật lưu niệm…], ngân sách của VBA hiện vẫn phụ thuộc nhiều vào “bầu sữa” của các ông chủ, sau đó mới là tài trợ, bán vé - nhưng cũng chỉ mới ở mức khiêm tốn, vật phẩm lưu niệm. Các trận đấu ở VBA sôi động nhờ thu hút được đông đảo CĐV. Ảnh: Tấn PhúcMột điểm rất vui là giải VBA đã bán được bản quyền truyền hình vài năm gần đây. Mới nhất, mùa giải 2020, chúng tôi còn bán được sóng truyền hình các trận đấu VBA ra quốc tế”, ông Sa nói về nguồn thu của VBA.Đây là bước tiến của một giải thể thao VN. Tuy nhiên, giá trị bản quyền truyền hình VBA còn thấp và ban tổ chức đang cố gắng tổ chức tốt hơn, đào tạo cầu thủ giỏi để nâng chất lượng trận đấu, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao uy tín… hòng tăng dần giá trị bản quyền truyền hình. Ông Sa chia sẻ: “Vì COVID-19 mà mùa giải năm nay bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là vấn đề tài chính. Tuy nhiên, vì uy tín, chúng tôi vẫn tổ chức giải dù không có tài trợ, không bán vé [trong gần 2 tuần đầu] để trả bản quyền truyền hình”.Vị giám đốc điều hành 36 tuổi của VBA khẳng định chắc nịch: “Thực tế, tổng nguồn thu hiện tại chỉ khoảng 20% so với chi phí. Tuy nhiên, chúng tôi xác định đây là một hoạt động kinh doanh thể thao đang trong giai đoạn đầu tư và trong khoảng hơn 5 năm nữa sẽ có lãi”.Chuyên nghiệp đúng nghĩaVì cùng một “mẹ”, nên các CLB được quy định khoản ngân sách nhất định cho mùa giải. Họ được tự do lựa chọn VĐV nước ngoài, nhưng lực lượng nội binh và VĐV Việt kiều (vì số lượng ít) sẽ do VBA kiểm soát và phân phối về các đội thông qua hình thức lựa chọn có ưu tiên. Quy định này tránh để CLB “phá giá” và cầu thủ cũng không thể “hét giá”.Như thế trình độ các CLB cũng cân bằng, thi đấu sẽ hấp dẫn hơn. Đồng thời, điều này cũng khuyến khích các CLB phải tăng cường đào tạo VĐV trẻ để tạo sự khác biệt, mà thành công của Saigon Heat (2 lần vô địch) là minh chứng rõ nét. Hiện tại, 4/7 CLB ở VBA có hệ thống đào tạo VĐV trẻ từ các lứa U14, U16 và U18.Sự có mặt của các cầu thủ nước ngoài giúp VBA hấp dẫn hơn. Ảnh: Tấn PhúcKhông chỉ cải thiện chuyên môn, VBA còn chung tay để xây dựng lực lượng người hâm mộ. Một nét rất riêng của VBA là xây dựng bản sắc riêng cho các CLB, giúp họ trở thành niềm kiêu hãnh của người dân địa phương để phát triển các hội nhóm CĐV.Thủ đô Hà Nội hiện có hai đội là Thăng Long Warriors và Hà Nội Buffaloes. Trong đó, Hà Nội Buffaloes sẽ mang âm hưởng dân dã, nhưng trung thành và máu lửa. Ngược lại, Thăng Long Warriors đại diện cho một khía cạnh khác của thủ đô, sang trọng và hào nhoáng gắn liền với những nhà tài trợ xa hoa, siêu xe và các KOL. Tương tự, TP.HCM có hai đội Saigon Heat (mang hơi hướm cổ điển, đậm chất Sài Gòn) và Hồ Chí Minh City Wings (trẻ trung, năng động).Đồng thời, các trận đấu VBA đều là sản phẩm thể thao kết hợp giải trí để thu hút người hâm mộ với DJ, mascot, biểu diễn nghệ thuật… xen kẽ chương trình thi đấu và phục vụ ăn uống chu đáo tùy theo giá vé mua. Ban tổ chức xác định muốn thu hút người xem thì phải tăng tính giải trí, tương tác giữa VĐV với CĐV, phổ cập cộng đồng kiến thức, luật lệ bóng rổ, hậu thuẫn Liên đoàn Bóng rổ VN đưa bóng rổ trở thành môn chính quy trong trường học…, tất cả đều là những hoạt động của một “hiệp hội bóng rổ” toàn tâm toàn ý.“Tuy nhiên, trăn trở của chúng tôi là hiện nay VĐV chưa thật sự chuyên nghiệp, có thể sống bằng nghề. Tôi biết nhiều VĐV vẫn phải làm thêm nghề tay trái. Tạo dựng cuộc sống ổn định cho VĐV bằng chơi bóng rổ cũng là mục tiêu của chúng tôi”, ông Sa chia sẻ.■Vẫn cần ngân sách phát triển phong trào và đào tạo VĐVTrao đổi với Tuổi Trẻ, phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao TP.HCM Mai Bá Hùng cho biết: “VBA là giải đấu trực thuộc Liên đoàn Bóng rổ VN. Sự ra đời của VBA tạo cơ hội cho VĐV VN được cọ xát, học hỏi các VĐV ngoài, VĐV Việt kiều có trình độ cao. Từ đó, nâng cao vị thế tuyển bóng rổ ở đấu trường khu vực. Tuy nhiên, hoạt động của VBA lại không ảnh hưởng nhiều đến ngân sách cho bóng rổ hằng năm. Đó là khoản chi phục vụ các chương trình thuộc Tổng cục TDTT như phát triển phong trào, đào tạo VĐV trẻ, đi tập huấn nước ngoài, thi đấu và tổ chức giải quốc gia… Hiện đây vẫn là nguồn cung hầu hết VĐV của các CLB đang thi đấu ở VBA. Nhưng nhờ VBA mà chúng ta có thể giảm đi tập huấn nước ngoài, từ đó tiết kiệm ngân sách để phát triển ngược lại cho phong trào và bóng rổ nữ”. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Ngân sách và bình đẳng thể thao Tiếp theo Tags: Bóng rổTài chính thể thaoXã hội hóa thể thaoNgân sách thể thaoVBA
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Tổng Bí thư dự phiên trọng thể Đại hội IX Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam QUỐC LINH 18/12/2024 Sáng 18-12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ 9, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tin thế giới 18-12: Ông Trump sắp cử người sang Ukraine; Mỹ nêu số thương vong của lính Triều Tiên THANH HIỀN 18/12/2024 Nga sẽ đưa vụ ám sát trung tướng Kirillov ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; Mỹ khẳng định hàng trăm binh sĩ Triều Tiên thương vong ở Kursk.
'Sức hấp dẫn của du lịch Đà Lạt là không thể nghi ngờ, khách quốc tế cũng trở lại lần 2, lần 3' MAI VINH 18/12/2024 Ngày 18-12 tại TP Đà Lạt, UBND Thành phố Đà Lạt phối hợp với Báo Tuổi Trẻ tổ chức Hội thảo quốc tế “Đà Lạt phát triển du lịch xanh và công nghiệp văn hóa từ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và văn hóa địa phương”.
Tương quan sức mạnh giữa Việt Nam và Philippines ở ASEAN Cup 2024 HOÀI DƯ 18/12/2024 Tuyển Việt Nam vượt trội chủ nhà Philippines gần như mọi mặt trước cuộc đọ sức ở lượt trận thứ tư bảng B ASEAN Cup 2024.