TTCT - Hai tuần trước khi sang Việt Nam ngày 26-4 dự cuộc hội ngộ nhóm các nhà báo quốc tế trong chiến tranh Việt Nam, nhà báo Mỹ Don North đã có bài viết tưởng nhớ cố nhà báo người Hà Lan Hugh Van Es, người chụp tấm ảnh di tản bằng trực thăng ngày 29-4-1975 làm nên tên tuổi của ông. Don North tại TP.HCM ngày 27-4-2010 Don North bắt đầu đưa tin từ Việt Nam năm 1965 như một phóng viên tự do, sau đó làm việc cho ABC News rồi NBC News. North đã trở lại Việt Nam năm lần sau chiến tranh, tham gia hoạt động thiện nguyện cùng các cựu binh Mỹ và hoạt động gây quỹ cho nạn nhân da cam Việt Nam.Tháng 5-2009, ở tuổi 67, Hugh Van Es mất ở Hong Kong. Những cựu nhà báo từng tham gia hiến tranh Việt Nam đã gửi lời chia buồn qua Internet tới vợ ông, và danh sách những cựu nhà báo này dần biến thành một nhóm thảo luận trên Google mang tên “Vietnam Old Hacks” (Những tay viết già Việt Nam), nay lên tới 257 thành viên. Trên diễn đàn này, các cựu nhà báo chiến trường Việt Nam chủ yếu chia sẻ niềm luyến nhớ về những năm tháng chiến tranh Việt Nam. Don North trả lời TTCT qua email. * Ông nói cuộc chiến ở Việt Nam đã cung cấp một cách tiếp cận chiến trường tốt nhất và một môi trường ít hạn chế nhất cho nghề báo? - Là vì các nhà báo chính thức thường được phương tiện vận chuyển quân sự Mỹ đưa tới hầu hết bất kỳ đơn vị nào đang chiến đấu để thu thập thông tin và trở về Sài Gòn ngay trong đêm đó. Chính sách của phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn khi đó là tạo điều kiện (cho báo chí) tiếp cận binh lính và cuộc chiến. Nhưng sau Tết Mậu Thân 1968, người ta bắt đầu thấy báo chí không giúp gì trong việc tạo dựng sự ủng hộ cuộc chiến, bởi thực tế thái độ chỉ trích của chúng tôi đã làm dân Mỹ xuống tinh thần. Một số nhà phê bình đến nay thậm chí vẫn tin rằng báo giới chúng tôi đã góp phần cho thất bại trên chiến trường. Sau cuộc chiến Việt Nam, chúng tôi không được phép đưa tin về cuộc tiến công ở Grenada hay Panama. Cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất đã được kiểm soát chặt chẽ và chỉ một số nhóm nhà báo hạn chế được tháp tùng các đơn vị trên chiến trường. Trong cuộc xâm chiếm Iraq, chúng tôi được yêu cầu phải gắn chặt với một đơn vị và không phải lúc nào cũng được cung cấp các phương tiện giao thông thích hợp hay được tiếp cận các chiến dịch. Tôi không cho rằng các nhà báo sẽ có được tự do mà chúng tôi từng có khi đưa tin ở Việt Nam trong thời chiến. Don North (đi đầu) ở đồng bằng sông Cửu Long năm 1967 * Vậy ông nghĩ gì khi nói cuộc chiến tranh Việt Nam đã định ra một “kỷ nguyên vàng” của báo chí? - Tôi rất ngưỡng mộ các nhà báo chiến trường hiện nay. Tôi đã làm việc với nhiều người trong số họ gần đây ở Iraq và Afghanistan. Họ được giáo dục và đào tạo tốt hơn chúng tôi cùng đồng nghiệp trong chiến tranh Việt Nam. Thế nhưng có một khủng hoảng lớn trong nghề báo với các tờ báo đóng cửa, giảm trang và các hãng truyền hình giảm biên chế, không có đủ phương tiện thích hợp để đưa tin về các cuộc chiến ở Iraq, Afghanistan hay những cuộc xung đột khác khắp thế giới. Vì thế ngày càng ít các nhà báo chiến trường, một điều rất không hay và chúng tôi không được cung cấp đầy đủ thông tin về quân đội của mình ở nước ngoài và những xung đột tiềm tàng trên thế giới. Trong chiến tranh Việt Nam, hầu hết các tờ báo và hãng truyền hình đều có văn phòng tại Việt Nam. Còn hiện nay các nhà báo chiến trường làm việc một mình, tự quay phim. Thế hệ nhà báo của chúng tôi được định hình bởi cuộc chiến và đất nước Việt Nam. Làm báo, chúng tôi phát hiện hầu hết sự kiện về chiến tranh phần nào bị thông tin sai lạc hay hiểu lầm. Đôi khi chúng tôi còn bị chính quyền Mỹ, Sài Gòn và các nguồn tin quân sự khi đó nói dối. Phát hiện đó tác động rất lớn lên thái độ của chúng tôi với công việc. Một người phát ngôn ở Washington từng nói với tôi ông ta có thể biết ai đã là nhà báo ở Việt Nam. “Họ ít tin chính phủ hơn bao giờ hết, luôn hỏi đi hỏi lại tìm câu trả lời mà các đồng nghiệp già hay trẻ của họ đã không buồn hỏi nữa”... Việt Nam đã cho chúng tôi con đường thú vị nhất tới chiến trường và môi trường (tác nghiệp) ít hạn chế nhất so với bất kỳ cuộc chiến hiện đại nào. Là phóng viên ở Việt Nam có lẽ là điều tuyệt vời nhất tôi làm trong đời mình. Cuộc đoàn tụ sẽ là lần trở về nơi sinh ra quá nhiều giấc mơ và ác mộng trong cuộc đời chúng tôi, nơi chúng tôi thoát khỏi tổ kén để trưởng thành là những nhà báo. Việt Nam đã định hình một thế hệ nhà báo. Đó có thể gọi là “kỷ nguyên vàng” của báo chí... Cách nào đó, tôi nghi ngờ không biết thế hệ mới các phóng viên chiến trường nhiều năm sau nữa có tề tựu ở Baghdad hay Kabul với niềm luyến tiếc như chúng tôi không. Tags: Nhà báoChiến tranh Việt NamPhóng viên chiến trườngPhóng viên ảnh chiến trườngDon North
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.