TTCT - Năm 2020, thế giới đã chứng kiến nhiều thiên tai từ cháy rừng ở Úc, Mỹ đến nạn cào cào, châu chấu ở châu Phi, bão tố ở châu Á, Trung Mỹ… Dù là một năm khó khăn, nhưng vẫn có những xu hướng và sự phát triển cho chúng ta hi vọng năm 2021 và về sau. Hình ảnh ghép cho thấy bầu trời trước phong tỏa và trong phong tỏa do COVID-19 ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFPThế giới sạch hơn thoáng chốcTháng 3-2020, ngành hàng không giảm 50% công suất so với cùng thời kỳ và là mức giảm lớn nhất trong lịch sử gần đây, theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế. Lưu lượng lưu thông đường bộ ở Mỹ và nhiều nước khác giảm mạnh. Những vùng thường bị ô nhiễm không khí của Ấn Độ lần đầu tiên thấy chân trời trong và xanh đến mức có thể nhìn thấy dãy Himalaya ở xa.“Tự nhiên đang hồi phục!” - đó là câu cảm thán của cả thế giới trong bối cảnh sự hồi phục này có được là vì đại dịch toàn cầu khiến hàng triệu người bị bệnh và mất sinh kế. Mặc dù môi trường và hệ sinh thái cần được hồi sinh mà không ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đại dịch cũng tạo ra một cơ hội để nghiên cứu các hệ sinh thái khi không có con người. Các đại dương yên tĩnh, sinh vật biển được an toàn khỏi tiếng ồn do con người tạo ra.Xu hướng dùng xe điệnTrong thập kỷ qua, ôtô chạy bằng điện thay vì xăng, dầu trở nên phổ biến hơn, nhờ vào tiến bộ công nghệ, giá giảm và các chương trình trợ cấp của chính phủ. Nếu năm 2010 chỉ có 17.000 ôtô điện chạy trên đường thì đến hết năm 2019, ước có khoảng 7,2 triệu người (một nửa ở Trung Quốc) sử dụng xe điện.Cam kết mà chính phủ các nước đưa ra trong năm qua cho thấy sử dụng xe điện là xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Anh sẽ cấm bán ôtô chạy bằng xăng hoặc động cơ diesel mới vào năm 2030 và California (Mỹ) đề ra mục tiêu này cho năm 2035. Na Uy có tham vọng hơn, từ năm 2025, dù đây là thị trường nhỏ.Nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới, Volkswagen (Đức) đã đưa ra cam kết tài chính thuộc dạng lớn nhất trong năm 2020: chi 86 tỉ USD để sản xuất ôtô xanh hơn trong 5 năm tới. Hãng General Motors cũng sẽ chi hàng tỉ USD để sản xuất xe điện. Amazon cam kết tung ra 100.000 phương tiện giao hàng bằng xe điện vào năm 2030 và bưu điện Mỹ có kế hoạch thêm xe điện vào đội xe tải giao hàng.Ngân hàng thoái vốn khỏi các dự án gây ô nhiễmNhững tháng gần đây, cả 6 ngân hàng lớn nhất của Mỹ: JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo... đều từ chối cho vay cho dự án khoan thăm dò dầu khí tại Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Bắc Cực, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cố gắng đẩy nhanh tiến độ cho thuê đất khoan dầu khí gây tranh cãi trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ. Theo báo Bloomberg, đầu tư vào khí hậu sẽ trở thành xu hướng trong giới giàu có tinh hoa. Khi ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ, các ngân hàng lớn càng được mong đợi sẽ xem xét kỹ lưỡng hơn về cách hành động của mình và tác động đến biến đổi khí hậu.Dấu hiệu hồi sinh của cá voiCác nhà khoa học đã phát hiện nhiều cá voi xanh hơn số lượng họ từng thấy vào thời điểm trước khi hoạt động săn bắt cá voi thương mại bị cấm, vào đầu thế kỷ 20. 55 con được phát hiện trong năm nay, sau 50 năm ở vùng biển nam Georgia, nơi mà chúng rất hiếm khi xuất hiện. Cá voi xanh là loài động vật lớn trên thế giới và đang trên bờ vực tuyệt chủng. Ngoài ra, cá voi lưng gù cũng có sự hồi phục đáng kể. Điều này nhờ vào việc tuân thủ lệnh cấm săn cá voi của Ủy ban Cá voi quốc tế của nhiều nước trên thế giới, trừ Nhật Bản, Na Uy và Iceland...Sự chú ý vào đại dươngĐến tháng 12-2020, có 14 quốc gia cam kết quản lý bền vững 100% vùng ven biển của mình vào năm 2025, tổng diện tích được bảo vệ tương đương toàn lục địa châu Phi. Mỗi quốc gia cam kết cấm đánh bắt quá mức, đầu tư làm giảm thiểu ô nhiễm và dành 30% vùng biển quốc gia của mình làm khu bảo tồn biển vào năm 2030 gồm: Canada, Mexico, Nhật Bản, Úc, Kenya, Ghana, Na Uy, Bồ Đào Nha...Giảm rác thải nhựaNăm 2020, hàm lượng tái chế bao bì nhựa đã tăng lên 22% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức trung bình là 6,2% đối với hàng hóa đóng gói và tại các đại lý bán lẻ. Các nỗ lực loại bỏ sản phẩm nhựa vẫn tập trung vào một nhóm vật liệu và bao bì tương đối nhỏ, đang được phân phối chủ yếu thông qua việc thay thế bằng loại nhựa, giấy khác hoặc giảm trọng lượng (giảm độ dày), thay vì giảm nhu cầu đóng gói bằng bao bì nhựa sử dụng một lần hoàn toàn. Bao bì tái sử dụng tăng nhẹ so với năm trước: 1,9%. Báo cáo toàn cầu cho thấy năm 2020 thế giới có tiến bộ trong việc giảm rác thải và ô nhiễm nhựa so với 2018 và 2019.■ Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Nhìn lại 2020 Tiếp theo Tags: Thiên taiMôi trườngHuy ĐăngNăm 2020
Ông Lý Hiển Long chuyển giao quyền lực, mong thế hệ kế tiếp phải trọng dụng người tài DUY LINH 24/11/2024 Chia sẻ ý định đề cử Thủ tướng Lawrence Wong làm người kế nhiệm, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh điều này sẽ hoàn tất quá trình chuyển giao quyền lực sang thế hệ lãnh đạo thứ tư của Singapore.
Nguy cơ lãng phí vì sân bay Long Thành phải chờ... đường A LỘC 24/11/2024 Trong khi sân bay Long Thành và các đơn vị cung cấp hậu cần đang tăng tốc về đích, các tuyến cao tốc kết nối với sân bay lại ì ạch.
Thông điệp '4 không' từ tên lửa Oreshnik của Nga LỤC MINH TUẤN 24/11/2024 Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga đã truyền tải chuỗi thông điệp răn đe mới đến toàn thể Liên minh châu Âu (EU).
Trình Chính phủ dự án vành đai 4 TP.HCM, mở kỷ nguyên mới từ con đường lớn nhất Đông Nam Bộ ĐỨC PHÚ 24/11/2024 Ngày 23-11, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã ký tờ trình gửi Thủ tướng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP.HCM.